• Ta đang là hơi thở chính mình
    Ta đang là hơi thở chính mình
    Biết được chính mình là điều quan trọng nhất trong cuộc đời, nhờ vậy ta sẽ biết bao dung và độ lượng, cảm thông và tha thứ và biết sống đời vô ngã, vị tha bằng trái tim có hiểu biết. Chúng ta đừng mất thời gian quá nhiều vào chỗ phải quấy, tốt xấu của người khác trong khi mọi thứ chỉ là tương đối, vì nghiệp ai nấy chịu. Khi thấy mình đúng, ta nghĩ người khác sai đúng hay sai đều do nhận thức của từng người, đúng với người này lại sai với người khác, chỗ này phải, chỗ kia trái làm sao chúng ta dám đảm bảo kẻ đúng người sai.
    Xem tiếp
  • Tâm an ổn, trí sáng suốt
    Tâm an ổn, trí sáng suốt
    Đạo Phật có mặt trên thế giới hơn hai mươi lăm thế kỷ, riêng ở Việt Nam, đạo Phật đã hiện hữu trên hai mươi thế kỷ. Vì vậy, người Việt Nam chịu ảnh hưởng đạo Phật một cách sâu sắc trong cuộc sống. Tuy nhiên, có lúc Phật giáo hưng thạnh, cũng có lúc suy đồi. Chúng ta tu hành, tìm cho được nguyên nhân dẫn đến sự hưng thạnh, hay sự suy đồi, để khắc phục tình trạng suy đồi, mà phát huy cho được mặt hưng thạnh.
    Xem tiếp
  • Rơi từ cây xuống
    Rơi từ cây xuống
    Nếu dựa vào kinh điển thì ta có thể phân tích thập nhị nhân duyên ra thành: Vô minh sinh ra hành nghiệp, hành nghiệp sinh ra thức, thức sinh ra danh sắc, danh sắc sinh ra lục nhập, lục nhập sinh ra xúc, xúc sinh ra thọ, thọ sinh ra ái, ái sinh ra thủ, thủ sinh ra hữu, hữu sinh ra sinh, sinh sinh ra già, đau, chết và tất cả những khổ đau khác.
    Xem tiếp
  • Tiếp xúc và sống với xuân
    Tiếp xúc và sống với xuân
    Lạ nhỉ, bao năm rồi ta đã đón xuân và cũng đã bao năm rồi ta lại tiễn đưa xuân, nhưng ta chưa hề biết mặt mũi của xuân như thế nào để đón và ta cũng chưa hề biết mặt mũi xuân như thế nào để tiễn đưa!
    Xem tiếp
  • Có mặt
    Có mặt
    Khi ta buông xả những kỳ vọng của mình, tự nhiên ta sẽ có mặt với bây giờ và ở đây một cách trọn vẹn, thấy được những gì xảy ra như nó đang là.
    Xem tiếp
  • Hãy bình dị hóa những nhu cầu
    Hãy bình dị hóa những nhu cầu
    Tiếp xúc và sử dụng những vật dụng điện tử đã cho ta cách nhìn rằng, vật dụng nào với những cấu trúc đơn giản, vật dụng ấy có độ bền hơn so với những vật dụng cấu trúc phức tạp.
    Xem tiếp
  • Cánh đồng xoài hiện đại
    Cánh đồng xoài hiện đại
    Nếu ta có thể quán sát thời gian một cách thực tế, xếp đặt thời khóa biểu, tránh sự xao lãng với ý chí, tâm sáng suốt, và suy nghĩ về những gì khiến cuộc sống có ý nghĩa, chúng ta chắc chắn sẽ tìm ra thời gian để thực hành, để thư giãn tâm.
    Xem tiếp
  • Nhân duyên của giàu và nghèo
    Nhân duyên của giàu và nghèo
    Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi, tại tinh xá ông Anàthapindika. Có thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn:
    Xem tiếp
  • Biết đủ là người giàu nhất
    Biết đủ là người giàu nhất
    Hôm nay có lễ quy y cho Phật tử, nên trước khi giảng về chủ đề chính, tôi nói về ý nghĩa quy y Tam bảo. Sau khi Đức Phật thành đạo ở cội bồ-đề, Ngài tới Lộc Uyển thuyết pháp đầu tiên để độ năm anh em Kiều Trần Như, giúp họ đắc quả vị A-la-hán.
    Xem tiếp
  • Năm yếu tố hoàn hảo
    Năm yếu tố hoàn hảo
    Thiền sư Đạo Nguyên của thế kỷ thứ 13, vị tổ của dòng thiền Tào Động ở Nhật bản, có lần được một người học trò hỏi rằng, "Thầy sẽ làm gì nếu Thầy bị vướng vào một cuộc tranh cãi? Thầy có cố gắng để thắng cuộc tranh luận ấy không, hay là Thầy sẽ nhượng bộ, mặc dù biết rằng mình là đúng?" Thiền sư Đạo Nguyên đáp, "Ta không cần phải chọn một trong hai điều ấy. Chỉ cần ta không quan tâm và thiết tha đến nó nữa, thì tự nhiên sự tranh cãi sẽ mất đi năng lượng."
    Xem tiếp
  • Từ bi có giúp mình bớt khổ?
    Từ bi có giúp mình bớt khổ?
    Cảm nhận những giây phút thương yêu này thường xuyên có thể khiến bạn nhớ lại nhiều tình cảm yêu thương xảy ra trong đời bạn. Thực tập nhiều lần thì những hình ảnh từ bi và giây phút thương yêu sẽ dần lộ diện, và chúng ta sẽ nhận thấy được cái tiềm năng từ bi ẩn sâu trong ta, rồi từ đó có thể trải rộng ra cho người khác.
    Xem tiếp
  • Thiền trong đời sống
    Thiền trong đời sống
    Chúng ta vẫn có thể áp dụng nguyên tắc quán niệm hơi thở trong sinh hoạt hằng ngày, khi ngồi chờ tại trạm xe buýt hay xe lửa, chờ đợi ở sân bay, chờ đợi người thân khi đi mua sắm, khi là hành khách ngồi trong xe ô tô hay máy bay trong các chuyến du hành đây đó. Thay vì có tâm trạng háo hức, bồn chồn, sốt ruột, hay tìm sự lãng quên bằng cách đọc sách báo thời sự, nghe nhạc, hoặc tìm cách trò chuyện với người chung quanh, chúng ta vẫn có thể khép mắt lại, nhẹ nhàng theo dõi hơi thở của mình, để tâm được lắng dịu, nghỉ ngơi.
    Xem tiếp
  • Quán bất tịnh
    Quán bất tịnh
    Quán bất tịnh là một đề mục thiền rất quan trọng. Bất cứ ai tu học theo giáo pháp Thế Tôn, muốn vượt qua chướng ngại tự thân và tiến bộ tâm linh đều phải thực hành phápthiền này.
    Xem tiếp
  • Trong một nắm tay
    Trong một nắm tay
    Trong con đường học Phật, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy như mình bị lạc lỏng trong một khu rừng mênh mông, bị tràn ngập với vô số những giáo lý và lời dạy khác nhau. Ta không biết mình cần nên học và hành những gì, và làm sao ta có thể học hỏi được hết những gì Phật dạy! Nhưng thật ra vấn đề học Phật không vất vả và xa vời như ta nghĩ.
    Xem tiếp
  • Nhìn lại mình
    Nhìn lại mình
    Nhìn lại mình là pháp tu gốc của đạo Phật, đặc biệt của những hành giả tu thiền. Do thấy được mình, chúng ta mới mãnh tỉnh khắc phục những khiếm khuyết, nỗ lực tu hành, chiến thắng mọi bất an bất ổn trong lòng.
    Xem tiếp
Back to top