Bốn yếu tố để phát triển chánh niệm

30/04/2025 8:08
Bốn yếu tố giúp cho chánh niệm phát triển và trở nên mạnh mẽ, cho đến khi nó xứng đáng được mang danh hiệu là trợ bồ đề.

Chánh niệm và giác tỉnh


Chữ giác tỉnh ở đây có nghĩa là: chính xác, trọn vẹn, dùng mọi năng lực của tâm để quán sát. Bạn phải áp dụng chánh niệm và giác tỉnh (ghi nhớ và biết mình) trong khi theo dõi ghi nhận đề mục chính là sự chuyển động của bụng, và các đề mục khác như: đau nhức, nghe, suy nghĩ v.v…


Trong khi đi, đứng hay làm các tác động khác như co duỗi tay, ngẩng đầu, cúi đầu, quay trước, quay sau…bạn cũng phải áp dụng chánh niệm và giác tỉnh.


Tránh người không chánh niệm


Nếu bạn để hết tâm vào việc thực hành chánh niệm, nhưng có người không chánh niệm đến nói chuyện quấy rầy bạn. Thử nghĩ xem, sự chánh niệm của bạn sẽ bị tan biến mau lẹ đến chừng nào.


Thân cận người chánh niệm


Người chánh niệm sẽ giúp bạn có sự khích lệ lớn lao. Thân cận với họ, trong một hoàn cảnh có thể giữ được chánh niệm, sẽ giúp bạn phát triển và đào sâu chánh niệm.


Hướng tâm vào sự chánh niệm


Có nghĩa là: Đặt chánh niệm lên hàng đầu, ưu tiên cho chánh niệm, luôn nhắc nhở tâm trở về với chánh niệm trong mọi lúc. Ðiều này rất quan trọng, tạo nên thói quen không lơ là đãng trí hay quên. Bạn nên cố gắng chánh niệm càng nhiều càng tốt. Tránh mọi hoạt động không đưa đến chánh niệm sâu xa. Phát triển chánh niệm là tạo nên một cái trớn, giây phút chánh niệm đầu tiên tạo nên giây phút chánh niệm tiếp theo.


Thiền Sư Sayadaw U Pandita

Các tin tức khác

Back to top